12/15 Trường THPT Thái Phiên Đà Nẵng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

12/15 Trường THPT Thái Phiên Đà Nẵng

Chào mừng các bạn đến với 12/15 Trường THPT Thái Phiên chúng tôi !!! Chúc các bạn vui vẻ
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Lets go party
Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeFri Aug 05, 2011 8:02 pm by Ben

» 10 THPT NGThttps://www.youtube.com/watch?v=fsWwQvVUu8g
Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeSat Jan 08, 2011 9:56 pm by Ben

» Club Beat Up
Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeWed Nov 24, 2010 12:53 pm by Ben

» Vào đây nào ...
Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeTue Dec 01, 2009 3:25 pm by suvj_kut3

» Giải đề vật lý năm 2009
Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeMon Oct 26, 2009 4:10 pm by suvj_kut3

» piC :-"
Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeSun Oct 25, 2009 4:13 pm by sayonara

» »--- ( ¶-¶äï.... ¶\¶üä....¯¶¯ïñh ¥ëü....)---«
Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeSat Oct 24, 2009 4:43 pm by suvj_kut3

» »-(¯`-.§µï....£öï....¥ë û....╦¶»«¶µöñ§ .-´¯)-»
Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeSat Oct 24, 2009 4:35 pm by suvj_kut3

» Năm Học Cuối -- KeenNee Ft Ps ( Gởi Tặng 12/15 )
Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeThu Oct 15, 2009 10:34 am by suvj_kut3

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Giải đề vật lý năm 2009

Go down 
+2
TiNiTeo
jenny
6 posters
Tác giảThông điệp
jenny
Tân binh
Tân binh
jenny


Tổng số bài gửi : 21
Join date : 19/09/2009
Age : 32
Đến từ : city

Giải đề vật lý năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Giải đề vật lý năm 2009   Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeSat Sep 26, 2009 8:51 pm

Togepi gửi đến bạn bài giải đề thi ĐH 2009 môn Vật lý (đề 135).

Vì vậy nên khó tránh khỏi sai sót.
Mọi thắc mắc hay ý kiến đóng góp xin liên hệ:
Y!M: togepi3007
Phone: 01234521644
Email: togepi3007@yahoo.com
togepi3007@gmail.com


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Đặt điện áp u = Uo¬cosωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng R . Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó:
A. điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
C. trong mạch có cộng hưởng điện.
D. điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
GIẢI:
U¬L max => có hình vẽ:
(Giải thích: UL/sinB=URC/sinA=U/sinC
UL max=>sinB min=>B=- π/2)
tanDBC=-U¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬c/UR=- R /R= -
=>DBC=- π/3
=>ABD=- π/6
 Đáp án D
Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng λ1 = 450 nm và λ2 = 600 nm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 5,5 mm và 22 mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
GIẢI:
Ta có: a=0,5mm
D=2m
λ1 = 450 nm17/07/2009
λ2 = 600 nm
=>i1=1,8mm
i2=2,4mm
Vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ: k1 λ1 = k2 λ2=>k1/k2= λ2 / λ1 =4/3
k1 4 8 12 16
k2 3 6 9 12
Với k1¬=4=>x1= k1 i1=7,2mm (thỏa do 5,5 mm< x1<22 mm)
k1¬=8=>x1= k1 i1=14,4mm (thỏa do 5,5 mm< x1<22 mm)
k1¬=12=>x1= k1 i1=21,6mm (thỏa do 5,5 mm< x1<22 mm)
k1¬=16=>x1= k1 i1=28,8mm>22mm (loại)
Vậy có 3 vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ
 Đáp án D
Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt có U0 không đổi và ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Thay đổi ω thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch khi ω = ω1 bằng cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch khi ω = ω2. Hệ thức đúng là
A. ω1 ω2= . B. ω1 + ω2= . C. ω1 ω2= . D. ω1 + ω2=
GIẢI
ω2= ω1 ω2
với ω=
 Đáp án C
Câu 4: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,8 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 6 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 20 m/s. B. 600 m/s. C. 60 m/s. D. 10 m/s.
GIẢI
Sợi dây đàn hồi hai đầu cố định: l=k với k=6, l=1,8m
 =0,6m
 v=f. =60m/s
 Đáp án C
Câu 5: Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì
A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.
B. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
C. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.
D. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.
GIẢI
Tương tự như: chiếu chùm sáng trắng hẹp tới lăng kính thì tia đỏ lệch ít nhất, tia tím lệch nhiều nhất
 Đáp án B
Câu 6: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
B. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
C. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.
D. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
GIẢI
Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
 Đáp án D
Câu 7: Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
A. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
B. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
C. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
D. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
GIẢI
∆m bằng nhau => Wlk bằng nhau
Theo đề, Ax>Ay
Ta có: Wlk riêng= Wlk/A
 Wlk riêng của X< Wlk riêng của Y
Wlk riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững
 Đáp án D
Câu 8: Cho phản ứng hạt nhân: 31T + 21D→ 42He + X . Lấy độ hụt khối của hạt nhân T, hạt nhân D, hạt nhân He lần lượt là 0,009106 u; 0,002491 u; 0,030382 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng tỏa ra của phản ứng xấp xỉ bằng
A. 21,076 MeV. B. 200,025 MeV. C. 17,498 MeV. D. 15,017 MeV.
GIẢI
Do định luật bảo toàn số khổi A và số Z=> 10X => X là n => ∆mX=0
 W=∆m.931,5=[∆mHe-(∆mT+∆mD)].931,5=17,498MeV
 Đáp án C
Câu 9: Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.
B. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ.
C. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.
D. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ.
GIẢI
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, chùm ánh sáng là chùm các phôton => Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.
 Đáp án A đúng
Xét các đáp án còn lại:
B. Năng lượng phôtôn không phụ thuộc cường độ chùm sáng kích thích.
C. Phôton chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động, không bao giờ có phôton đứng yên.
D. Năng lượng của phôtôn: A=hf => Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.
Câu 10: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
GIẢI
Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
 Đáp án A
Xét các đáp án còn lại:
B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì (hay hệ tự dao động).
C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức là không đổi (phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức và phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số riêng của hệ và tần số của ngoại lực).
Câu 11: Khi nói về dao động điện từ trong mạch dao động LC lí tưởng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Năng lượng từ trường và năng lượng điện trường của mạch luôn cùng tăng hoặc luôn cùng giảm.
B. Năng lượng điện từ của mạch gồm năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.
C. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hoà theo thời gian với cùng tần số.
D. Điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian lệch pha nhau π/2
GIẢI
Do năng lượng điện từ của mạch gồm năng lượng từ trường và năng lượng điện trường và năng lượng điện từ không đổi nên khi năng lượng từ trường tăng thì năng lượng điện trường giảm và ngược lại => câu A sai
 Đáp án A
Xét các đáp án còn lại:
B. Năng lượng điện từ của mạch gồm năng lượng từ trường và năng lượng điện trường
C. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hoà theo thời gian với cùng tần số (do i và q biến thiên điều hoà theo thời gian với cùng tần số, mà u=q/C với C không đổi).
D. Điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian lệch pha nhau π/2 (do i là đạo hàm của q mà q=Qocost => i= q’ = -Qosint = Qocos(t+ π/2))
Câu 12: Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M
A. 10000 lần. B. 1000 lần. C. 40 lần. D. 2 lần.
GIẢI
LM=10lg(IM/Io)=40dB=> IM/Io=104
LN=10lg(IN/Io)=80dB=> IN/Io=108
 IM/IN=1/10000
 Đáp án A
Câu 13: Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:
A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
B. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
C. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.
D. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
GIẢI
Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là: tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
 Đáp án A
Câu 14: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện là 100 Ω. Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị R1 và R2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R1 bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R2. Các giá trị R1 và R2 là:
A. R1 = 50 Ω, R2 = 100 Ω. B. R1 = 40 Ω, R2 = 250 Ω.
C. R1 = 50 Ω, R2 = 200 Ω. D. R1 = 25 Ω, R2 = 100 Ω.
GIẢI
Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị R1 và R2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau => R1 R2 = R2
Do R mắc nối tiếp với tụ điện nên R1 R2 = R2 = ZC2 = 1002 => R2 = 1002/ R1
Ta có: UC=ZC.I=ZC.
Theo đề: ZC. = 2.ZC.
 =
 4 ( ) =
 3 = - 4
 3. 1002 = - 4
 - 3. 1002 - 4.1004
 =40000
 R2 = 200 
 R1 = 50 
 Đáp án C
Câu 15: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hòa theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acosωt. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy π2 = 10. Lò xo của con lắc có độ cứng bằng
A. 25 N/m.
B. 200 N/m.
C. 100 N/m.
D. 50 N/m.
GIẢI
Sau những khoảng thời gian T/4 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau
 0,05=T/4 => T=0,2 s
m=50g
 K = 50N/m
 Đáp án D
Câu 16: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 μm đến 0,76 μm. Tại vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,76 μm còn có bao nhiêu vân sáng nữa của các ánh sáng đơn sắc khác?
A. 8. B. 7. C. 4. D. 3.
GIẢI
Vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,76 μm: 4.0.76. = k..
 4.0,76 = k.
  =
0,38 ≤  < 0,76 (do không kể ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,76 μm)
 0,38 ≤ < 0,76
 4 < k ≤ 8
 k  5;6;7;8
 có 4 vân sáng các ánh sáng đơn sắc khác
 Đáp án C
Câu 17: Pin quang điện là nguồn điện, trong đó
A. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
C. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
D. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
GIẢI
Pin quang điện là nguồn điện, trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
 Đáp án B
Câu 18: Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 μH và tụ điện có điện dung 5 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại là
A. 2,5π.10-6 s. B. 10π.10-6 s. C. 5π.10-6 s. D. 10-6 s.
GIẢI
Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại là T/2
Với T=2 π = π. 10-5 s
 Đáp án C
Câu 19: Máy biến áp là thiết bị
A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
B. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
C. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
D. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.
GIẢI
Máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
 Đáp án C
Câu 20: Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100 g. Lấy π2 = 10. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số
A. 3 Hz. B. 6 Hz. C. 1 Hz. D. 12 Hz.
GIẢI
f’ = 2f
Với f = = 3 Hz
 Đáp án B
Câu 21: Quang phổ liên tục
A. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.
B. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.
C. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.
D. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.
GIẢI
Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.
 Đáp án A
Câu 22: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V, tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 30 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,4/ π (H) và tụ điện có điện dung thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại bằng
A. 250 V. B. 100 V. C. 160 V. D. 150 V.
GIẢI
Do điều chỉnh điện dung của tụ điện thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại nên UL max, ZL không đổi => I max => hiện tượng cộng hưởng
 UL max = ZL . I max = 40. = 40. = 160V
 Đáp án C
Câu 23: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Gọi UL, UR và UC lần lượt là các điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch NB (đoạn mạch NB gồm R và C). Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. = + + . B. = + + .
C. = + + . D. = + +
GIẢI
Tương tự câu 1, ta có hình vẽ:
 = + +
 Đáp án A
Câu 24: Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10−19 J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,18 μm, λ2 = 0,21 μm và λ3 = 0,35 μm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó?
A. Cả ba bức xạ (λ1, λ2 và λ3). B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.
C. Hai bức xạ (λ1 và λ2). D. Chỉ có bức xạ λ1.
GIẢI
0 = 0.26 μm > λ1 và λ2
 Đáp án C
Câu 25: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian
A. với cùng biên độ. B. với cùng tần số.
C. luôn cùng pha nhau. D. luôn ngược pha nhau.
GIẢI
Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian
 Đáp án B đúng
Xét các đáp án còn lại:
Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do:
+ điện tích của một bản tụ điện có biên độ là Qo, cường độ dòng điện qua cuộn cảm có biên độ là Io = Qo. => đáp án A sai
+ cường độ dòng điện qua cuộn cảm sớm pha hơn điện tích của tụ điện một góc π/2 (do i là đạo hàm của q mà q=Qocost => i= q’ = -Qosint = Qocos(t+ π/2)) => đáp án C,D sai
Câu 26: Nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng –13,6 eV. Để chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng –3,4 eV thì nguyên tử hiđrô phải hấp thụ một phôtôn có năng lượng
A. 17 eV. B. 10,2 eV. C. 4 eV. D. -10,2 eV.
GIẢI
Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng Em sang trạng thái dừng có năng lượng En lớn hơn thì nguyên tử hấp thụ 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em = -3.4 + 13,6 = 10,2 eV
 Đáp án B
Câu 27: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 10 Ω, cuộn cảm thuần có L=1/(10π) (H), tụ điện có C = (F) và điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần là uL= 20 cos(100πt + π/2) (V). Biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là
A. u = 40cos(100πt + π/4) (V). B. u = 40 cos(100πt – π/4) (V).
C. u = 40 cos(100πt + π/4) (V). D. u = 40cos(100πt – π/4) (V).
GIẢI
ZL = 10 
ZC = 20 
Z = 10 
I = IL = = 2 A
 U = I . Z = 20 V
 Uo = 40 V
 tan = = -1
 = -
 Đáp án D
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.
B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
C. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
D. Sóng điện từ là sóng ngang.
GIẢI
Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ. => Câu A sai
 Đáp án A
Các đáp án còn lại đúng
Câu 29: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là x1= 4cos(10t +π/4) (cm) và x2= 3cos(10t - 3π/4) (cm). Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là
A. 80 cm/s. B. 100 cm/s. C. 10 cm/s. D. 50 cm/s.
GIẢI
Vmax = A. với A= =1,=10
 Đáp án C
Câu 30: Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là và Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1u= 5cos40πt(mm)2u=5cos(40πt + π)(mm).1S2 là
A. 11. B. 9. C. 10. D. 8.
GIẢI
 = v. = 4
n= = 5
Do 2 nguồn ngược pha nhau => Số điểm dao động với biên độ cực đại là 2.n=10
 Đáp án C
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch.
B. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục.
C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
D. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
GIẢI
Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
 Đáp án D
Xét các đáp án còn lại:
Nguồn phát của quang phổ vạch là các khối hơi áp suất thấp bị kích thích phát sáng => Câu A sai
Nguồn phát của quang phổ liên tục là các chất rắn, lỏng, khí áp suất cao bị nung nóng => Câu B sai
Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất nguồn sáng mà phụ thuộc vào nhiệt độ => Câu C sai
Câu 32: Một đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã T. Cứ sau một khoảng thời gian bằng bao nhiêu thì số hạt nhân bị phân rã trong khoảng thời gian đó bằng ba lần số hạt nhân còn lại của đồng vị ấy?
A. T. B. 3T. C. 2T. D. 0,5T.
GIẢI
Theo đề, ta có = = 3
 2-2=2-t/T
 t=2T
 Đáp án C
Câu 33: Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
A. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.
B. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.
C. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.
D. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.
GIẢI
Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn ngược dấu. => A sai
thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên. => B đúng
động năng của vật cực đại khi vật ở vị trí cân bằng, mà khi ấy, gia tốc của vật có độ lớn cực tiểu. => C sai
khi ở vị trí cân bằng, động năng của vật cực đại và bằng cơ năng, thế năng = 0 => D sai
 Đáp án B
Câu 34: Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi êlectron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 6.
GIẢI
Theo hình vẽ, ta có 6 vạch
 Đáp án D
Câu 35: Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian Δt, con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần; thay đổi chiều dài con lắc một đoạn 44 cm thì cũng trong khoảng thời gian Δt ấy, nó thực hiện 50 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là
A. 80 cm. B. 100 cm. C. 60 cm. D. 144 cm.
GIẢI
Lúc đầu (khi chưa thay đổi chiều dài con lắc): trong khoảng thời gian Δt, con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần(1)
Lúc sau (khi đã thay đổi chiều dài con lắc): trong khoảng thời gian Δt, con lắc thực hiện 50 dao động toàn phần(2)
(1) Và (2) => 60T1=50T2
 =
 T1 < T2
 l1 < l2 (do T= )
 l2 = l1 – 44

 l1 = 100cm
 Đáp án B
Câu 36: Trong sự phân hạch của hạt nhân , gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
B. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh.
C. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ.
D. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
GIẢI
k < 1: phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
=> B sai
k = 1: phản ứng phân hạch dây chuyền tiếp diễn nhưng không tăng vọt, công suất tỏa năng lượng không đổi
=> A sai
k > 1: phản ứng phân hạch dây chuyền tăng vọt, năng lượng tỏa ra với công suất lớn, không khống chế được => D sai, C đúng
 Đáp án C
Câu 37: Hạt nào sau đây không phải là hạt sơ cấp?
A. prôtôn (p). B. pôzitron (e+). C. êlectron (e-). D. anpha (α).
GIẢI
Prôtôn, pôzitron, êlectron đều là các hạt sơ cấp
Anpha là tia phóng xạ
 Đáp án D
Câu 38: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cảm kháng gấp đôi dung kháng. Dùng vôn kế xoay chiều (điện trở rất lớn) đo điện áp giữa hai đầu tụ điện và điện áp giữa hai đầu điện trở thì số chỉ của vôn kế là như nhau. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch là
A. π/4. B. -π/3. C. π/6. D. π/3.
GIẢI
ZL = 2ZC => UL = 2UC
= 1
 Đáp án A

Câu 39: Khi đặt hiệu điện thế không đổi 30 V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm (H) thì dòng điện trong đoạn mạch là dòng điện một chiều có cường độ 1 A. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch này điện áp u=150 cos120πt (V) thì biểu thức của cường độ dòng điện trong đoạn mạch là
A. i=5 cos(120πt + ) (A). B. i=5 cos(120πt - ) (A)
C. i=5cos(120πt + ) (A). D. i=5cos(120πt- ) (A).
GIẢI
ZL=30
Dòng điện một chiều => R=U/I=30
=> Z=30
=> I¬¬o=5
ZL=R(=30) => u sớm pha hơn i một góc
 Đáp án D
Câu 40: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + ϕ). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là:
A. . B. . C . D.
GIẢI
Ta có: mà (do a=v’=x’’=x2)

 Đáp án B
_________________________________________________________________________________
II. PHẦN RIÊNG [10 câu]
A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Một sóng âm truyền trong thép với tốc độ 5000 m/s. Nếu độ lệch pha của sóng âm đó ở hai điểm gần nhau nhất cách nhau 1 m trên cùng một phương truyền sóng là π/2 thì tần số của sóng bằng
A. 1000 Hz. B. 1250 Hz. C. 5000 Hz. D. 2500 Hz.
GIẢI
Ta có: = π/2 với d=1m
 = 4m
 f= = 1250Hz
 Đáp án B
Câu 42: Từ thông qua một vòng dây dẫn là Φ = cos(100πt + ) (Wb). Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là
A. e = 2πsin100πt (V). B. e = - 2sin(100πt + π/4) (V).
C. e = - 2sin100πt (V). D. e = 2sin(100πt + π/4) (V).
GIẢI
e= Φ’= 2sin(100πt + π/4) (V).
 Đáp án D
Câu 43: Đặt điện áp 0πu = Ucos(100πt - ) (V)3 vào hai đầu một tụ điện có điện dung 42.10(F)π−. Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu tụ điện là 150 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 4 A. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là
A. i = 5cos(100πt + ) (A)6. B. i = 4 cos(100πt - ) (A).
C. i = 4 cos(100πt + ) (A)6. D. i = 5cos(100πt - ) (A).
Câu 44: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thủy tinh; tính từ Mặt Trời, thứ tự từ trong ra là:
A. Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh.
B. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
C. Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh.
D. Hỏa tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh.
GIẢI
Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thủy tinh; tính từ Mặt Trời, thứ tự từ trong ra là: Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
 Đáp án B
Câu 45: Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần độ tự cảm L và tụ điện có điện dung thay đổi được từ C1 đến C2. Mạch dao động này có chu kì dao động riêng thay đổi được
A. từ 4π đến 4π . B. từ 2 đến 2 .
C. từ 4 đến 4 . D. từ 2π đến 2π .
GIẢI

 Đáp án D
Câu 46: Một vật dao động điều hòa có độ lớn vận tốc cực đại là 31,4 cm/s. Lấy π = 3,14. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là
A. 0. B. 15 cm/s. C. 20 cm/s. D. 10 cm/s.
GIẢI
Tốc độ trung bình= Quãng đường / Thời gian
Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là =20 cm/s
 Đáp án C
Câu 47: Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau 1 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là
A. . B. . C. . D. .
GIẢI
=1/3 với t=1
 T0,63
 với t=2, T0,63
 Đáp án A
Câu 48: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc 10 rad/s. Biết rằng khi động năng và thế năng (mốc ở vị trí cân bằng của vật) bằng nhau thì vận tốc của vật có độ lớn bằng 0,6 m/s. Biên độ dao động của con lắc là
A. 12 cm. B. 12 cm. C. 6 cm. D. 6 cm.
GIẢI
Ta có: v=Asint
Động năng = thế năng => t=T/8
 v=A.10.sin =0,6
 A=6 cm
 Đáp án D
Câu 49: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
B. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
C. Các vật ở nhiệt độ trên 2000oC chỉ phát ra tia hồng ngoại.
D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
GIẢI
Các vật ở nhiệt độ trên 2000oC thì phát ra tia tử ngoại
 Đáp án C
Câu 50: Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng 0,1026 μm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s, e = 1,6.10-19 C và c = 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn này bằng
A. 12,1 eV. B. 121 eV. C. 11,2 eV. D. 1,21 eV.
GIẢI
A= = 1,937. 10-18 J=12,1 eV
 Đáp án A
B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Momen quán tính của một vật rắn đối với một trục quay cố định
A. phụ thuộc vào momen của ngoại lực gây ra chuyển động quay của vật rắn.
B. có giá trị dương hoặc âm tùy thuộc vào chiều quay của vật rắn.
C. không phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật rắn đối với trục quay.
D. đặc trưng cho mức quán tính của vật rắn trong chuyển động quay quanh trục ấy.
GIẢI
I=mr2
 Momen quán tính của một vật rắn đối với một trục quay cố định:
+Không phụ thuộc vào momen của ngoại lực gây ra chuyển động quay của vật rắn. => A sai
+Luôn có giá trị dương => B sai
+Phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật rắn đối với trục quay. => C sai
+Đặc trưng cho mức quán tính của vật rắn trong chuyển động quay quanh trục ấy. => D đúng
 Đáp án D
Câu 52: Từ trạng thái nghỉ, một đĩa bắt đầu quay quanh trục cố định của nó với gia tốc góc không đổi. Sau 10 s, đĩa quay được một góc 50 rad. Góc mà đĩa quay được trong 10 s tiếp theo là
A. 100 rad. B. 200 rad. C. 150 rad. D. 50 rad.
GIẢI
Từ trạng thái nghỉ: =0
= 50 với t=10s => =1
10s tiếp theo: với = =10
 Đáp án C
Câu 53: Đặt điện áp xoay chiều u = Uocos(100πt + ) (V) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L= (H). Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 100 V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2 A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
A. i = 2 cos(100πt + ) (A)6. B. i = 2 cos(100πt - ) (A).
C. i = 2 cos(100πt + ) (A)6. D. i = 2 cos(100πt - ) (A).
GIẢI
ZL=50
Ta có:
 với u=100 V, i=2A
 Io=2 A
Do đoạn mạch chỉ có cuộn cảm nên u sớm pha hơn i một góc
 Đáp án D
Câu 54: Một vật có khối lượng nghỉ 60 kg chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) thì khối lượng tương đối tính của nó là
A. 60 kg. B. 75 kg. C. 100 kg. D. 80 kg.
GIẢI
với mo=60kg, v=0,6c
 Đáp án B
Câu 55: Lấy chu kì bán rã của pôlôni là 138 ngày và NA = 6,02.1023 mol-1. Độ phóng xạ của 42 mg pôlôni là
A. 7.1012 Bq. B. 7.1010 Bq. C. 7.1014 Bq. D. 7.109 Bq.
GIẢI
= 1,204.1020 (Với m=0,042g;A=210)
H=N. với T=138.86400 (s)
 Đáp án A
Câu 56: Tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2, một con lắc đơn và một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với cùng tần số. Biết con lắc đơn có chiều dài 49 cm và lò xo có độ cứng 10 N/m. Khối lượng vật nhỏ của con lắc lò xo là
A. 0,125 kg. B. 0,500 kg. C. 0,750 kg. D. 0,250 kg.
GIẢI
Con lắc đơn: f= 0,71
Con lắc lò xo: f= 0,71
 m0,5kg
 Đáp án B
Câu 57: Một vật rắn quay quanh một trục cố định dưới tác dụng của momen lực không đổi và khác không. Trong trường hợp này, đại lượng thay đổi là
A. momen quán tính của vật đối với trục đó. B. momen động lượng của vật đối với trục đó.
C. khối lượng của vật. D. gia tốc góc của vật.
GIẢI
M=I. =const0
I=mr2 không đổi
 không đổi
 A,C,D sai
 B đúng (L=I.,  đề không nói là không đổi)
 Đáp án B
Câu 58: Một nguồn phát sóng cơ dao động theo phương trình u = 4cos(4πt – π/4) (cm). Biết dao động tại hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 0,5 m có độ lệch pha là π/3. Tốc độ truyền của sóng đó là
A. 1,0 m/s. B. 6,0 m/s. C. 2,0 m/s. D. 1,5 m/s.
GIẢI
= π/3 với d=0,5m
 = 3m
T= = 0,5
 v= /T = 6m/s
 Đáp án B
Câu 59: Một vật rắn quay nhanh dần đều quanh một trục cố định, trong 3,14 s tốc độ góc của nó tăng từ 120 vòng/phút đến 300 vòng/phút. Lấy π = 3,14. Gia tốc góc của vật rắn có độ lớn là
A. 6 rad/s2. B. 12 rad/s2. C. 8 rad/s2. D. 3 rad/s2.
GIẢI
o=120 vòng/phút = 4π rad/s
=300 vòng/phút = 10π rad/s
= 6 rad/s2
 Đáp án A
Câu 60: Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,452 μm và 0,243 μm vào catôt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catôt có giới hạn quang điện là 0,5 μm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s và me = 9,1.10-31 kg. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng
A. 9,61.105 m/s. B. 1,34.106 m/s. C. 2,29.104 m/s. D. 9,24.103 m/s.
GIẢI
=0,452 μm
=0,243 μm
> >
 .m.vmax2 = -
 vmax=9,61.105 m/s.
 Đáp án A
Về Đầu Trang Go down
jenny
Tân binh
Tân binh
jenny


Tổng số bài gửi : 21
Join date : 19/09/2009
Age : 32
Đến từ : city

Giải đề vật lý năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải đề vật lý năm 2009   Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeSat Sep 26, 2009 9:01 pm

tụi bay cứ cố gắng gồng mắt lên mà đọc dùm ta nge Very Happy
Về Đầu Trang Go down
TiNiTeo
Học Viên
Học Viên
TiNiTeo


Tổng số bài gửi : 9
Join date : 25/09/2009
Age : 32
Đến từ : danang

Giải đề vật lý năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: de giai vat li dai hoc 2009   Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeSat Sep 26, 2009 9:09 pm

ta thay duoc do nen co vu cho may dua no gong mat len roi deo did chai choi
Về Đầu Trang Go down
sayonara
Mod Truyện
Mod Truyện
sayonara


Tổng số bài gửi : 74
Join date : 20/09/2009
Age : 32
Đến từ : Đà Nẵng City

Giải đề vật lý năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải đề vật lý năm 2009   Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeWed Sep 30, 2009 7:39 pm

pà mẹ chúng mày tụi tao ngườ việt chúng mày gửi tiếng lào ông nội ta đọc ra Evil or Very Mad
Về Đầu Trang Go down
winny
Mod Hình Ảnh
Mod Hình Ảnh
winny


Tổng số bài gửi : 7
Join date : 19/09/2009
Age : 31

Giải đề vật lý năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải đề vật lý năm 2009   Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeThu Oct 01, 2009 10:46 am

kaka mấy tụi bây kiếm quá.... ta giải được hết rồi nè....mấy cái đồ yêu nớ mà =]]
Về Đầu Trang Go down
Ben
Vip
Vip
Ben


Tổng số bài gửi : 29
Join date : 18/09/2009
Age : 32
Đến từ : Đà Nẵng

Giải đề vật lý năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải đề vật lý năm 2009   Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeSun Oct 04, 2009 1:03 pm

đúng là đại học đọc không hỉu chi hết. Bạn ni nên sửa mấy cái ô vuông kìa bị lỗi rồi !!
Về Đầu Trang Go down
suvj_kut3
Học Viên
Học Viên
suvj_kut3


Tổng số bài gửi : 13
Join date : 20/09/2009
Age : 31
Đến từ : chuong` thu' 12/15

Giải đề vật lý năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải đề vật lý năm 2009   Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitimeMon Oct 26, 2009 4:10 pm

Giải đề vật lý năm 2009 829882 gjAj~ x0g cEi' ni co' chEt' ch0' s0g' chy noi~ bEy????
u*g dEo dIk cHai thi` c0' Giải đề vật lý năm 2009 608627
Ei gjAj~ hEt' cEi' ni t0^n lA`m thAy`, cA`m v0*? di h0c. fu. dAo... Giải đề vật lý năm 2009 781362
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/itstartedwihakiss
Sponsored content





Giải đề vật lý năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải đề vật lý năm 2009   Giải đề vật lý năm 2009 I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Giải đề vật lý năm 2009
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12/15 Trường THPT Thái Phiên Đà Nẵng :: Luyện Thi Đại Hộc :: Luyện Thi Khối A-
Chuyển đến